Sau bài học, sinh viên cần:
– Biết được tình hình dân số trên thế giới, trong khu vực và ở Việt Nam.
– Thấy được sự gia tăng dân số và những hậu quả của nó đối với sự phát triển kinh tế – văn hóa – xã hội và chất lượng cuộc sống.
– Hiểu được các yếu tố ảnh hưởng đến sự thay đổi dân số (sinh, tử, chuyển cư, phân bố dân cư). Tháp dân số và kết cấu dân số. 1.1. Tình hình dân số trên thế giới
1.1.1. Dân số thời kỳ thứ nhất
– Thời kỳ thứ nhất được tính từ khi xuất hiện loài người cho đến năm 6000 tr. CN.
– Thời kỳ cộng sản nguyên thủy, dân cư tập trung thành các bộ lạc (mỗi bộ lạc khoảng 100 – 150 người), sử dụng công cụ bằng đá thô sơ – đây là thời kỳ kéo dài nhất trong lịch sử tiến hóa của nhân loại (từ 10.000 – 8.000 năm tr.CN) và ước tính số người sống trên hành tinh khi đó khoảng 5 – 10 triệu người.
1.1.2. Dân số thời kỳ thứ hai
Bắt đầu từ năm 6000 tr.CN và kết thúc vào cuối thế kỉ XVII sau Công nguyên, là thời kỳ hình thành và tan rã của hai phương thức sản xuất là chiếm hữu nô lệ và phong kiến; tuỳ từng quốc gia có tiến trình khác nhau: châu Âu là từ sau cách mạng tư sản Hà Lan 1609, cách mạng tư sản Anh 1640; ở Trung Quốc mãi cuối thế kỷ XIX mới kết thúc. Công cụ sản xuất thời kỳ này là đồ đồng, sau đó là đồ sắt.
1.1.3. Dân số thời kỳ thứ ba
– Thời kỳ thứ ba bắt đầu từ cuộc cách mạng tư sản ở Tây Âu đầu thế kỷ XVIII cho đến nay. Về hình thái kinh tế – xã hội đó là thời kỳ chủ nghĩa tư bản Cổ điển và chủ nghĩa tư bản hiện đại cùng với sự xuất hiện hình thái kinh tế – xã hội chủ nghĩa từ sau Cách mạng Tháng Mười Nga. Lúc này khoa học và dân số đã phát triển, đặc biệt ở châu Âu, châu Mỹ và châu Á.
– Theo dự báo của Ủy ban Dân số Liên hợp quốc thì từ 1991 đến nay dân số mỗi năm sẽ tăng thêm khoảng 90 -100 triệu người, với tỉ suất gia tăng tự nhiên dưới 1,72%/năm (tăng thêm 240.000 người trong một ngày, 170 người trong một phút, 1 giây thêm 3 người).
1.2. Tình hình tăng dân số trong các khu vực
1.2.1. Dân số tập trung ở các nước đang phát triển
– Sự chênh lệch trong quy mô dân số giữa các nhóm nước vẫn tiếp tục gia tăng trong vài thập kỷ tới. 95% dân số gia tăng hàng năm trên toàn thế giới xuất phát từ các nước đang phát triển.
– Dân số tập trung đông ở các nước đang phát triển, chủ yếu là khu vực châu Á, châu Phi và Mỹ La Tinh.
– Năm 1950, các nước thuộc khu vực đang phát triển chiếm 67% dân số thế giới, năm 2000 tăng lên 79,8%, hiện nay chiếm 80% dân số thế giới. Dự báo đến năm 2025 có 84% dân số thế giới sống ở các nước đang phát triển.
1.2.2. Già hóa dân số ở các nước phát triển
– Song song với việc dân số tăng nhanh ở các nước đang phát triển dẫn đến trẻ hóa dân số thì ngược lại là sự già hóa dân số trong các nước công nghiệp phát triển. Hiện nay các nước công nghiệp chiếm 20% dân số thế giới. Nhưng đến năm 2025 chỉ còn 16%.
– Các nước công nghiệp phát triển có tỉ lệ sinh thấp, trung bình 0,2%, có nước thấp hơn hay có chỉ số âm, tuổi thọ ngày càng cao nên số dân già đi.
– Theo đánh giá của UNPFA, trong vòng 50 năm tới, dân số các nước phát triển già đi đáng lo ngại. Đứng đầu là Tây Ban Nha với 43% dân số trên 60 tuổi, Italia 31%, Pháp 30%, Nhật 30% …
Subscribe
Login
Please login to comment
0 Comments